1. Tại sao công suất của MBA được quy định là kVA chứ không ghi là kW?
Máy biến áp là thiết bị trung chuyển công suất, do đó chuyên tải qua nó bao gồm cả công suất hữu công (P=kW) và công suất vô công (Q=kVAr). P sinh ra tổn hao tác dụng trong MBA (tổn hao theo định luật Jun-Lenx) gây nóng máy. Q gây ra tổn hao từ (do từ hóa mạch từ mà mạch từ lại không đồng nhất và có khe hở và có dòng phu-co) nên cũng gây nóng máy mà tuổi thọ của MBA lại là một hàm mũ đối với nhiệt độ, do vậy nói chung nhiệt độ là vấn đề cần quan tâm đối với MBA, nếu chỉ ghi là kW thì không thể hiện hết vấn đề này, do đó người ta đưa ra một đơn vị giả tưởng là kVA để thể hiện được hết bản chất nhiệt của MBA (thực tế chỉ có thiết bị đo P và Q chứ không có thiết bị đo S);
Vì nó chuyên tải cả P và Q nên tất nhiên là nảy sinh ra hệ số công suất Cos(phi) nhưng hệ số công suất lại do phụ tải quyết định mà không do MBA quyết định, thông thường đã có P thì tất phải có Cos(phi), do vậy đây cũng là lý do mà công suất của máy nhà chế tạo cho là S (kVA) chứ không phải là P (kW)